Mỗi một quốc gia đều có nền văn hóa và ngôn ngữ riêng, nếu bạn muốn đến một nơi nào đó để sinh sống và làm việc thì cần tìm hiểu rõ những những quy định ở đấy, để tránh gặp phải nhiều rủi ro hay bị lừa gạt.
Đặc biệt là đối với các bạn thực tập sinh của chúng ta khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, có nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết mà bị bóc lột sức lao động.
Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn nắm rõ những quy định về thời gian làm việc ở Nhật. Mong rằng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn.
1. Quy định về số giờ làm việc đối với thực tập sinh
– Quy định về thời gian làm việc bình thường:
Cũng giống như ở VIệt Nam, thời gian làm việc bình thường đối với một lao động là 8 tiếng/ngày ( không tính thời gian nghỉ ngơi ) và 40 tiếng/tuần.
Chủ doanh nghiệp có quyền quy định làm việc theo giờ hay theo tuần. Trường hợp làm việc theo tuần thì cũng không được quá 10 giờ trong 1 ngày, và không được quá 40 giờ trong một tuần.
Với những trường hợp nhất định, cần làm việc nhiều và quá thời gian như quy định, tức là 8 tiếng/giờ, thì công ty cần được sự cho phép của tổ chức công đoàn hoặc bộ phận quản lý người lao động.
Công ty có thể dựa vào lượng công việc mà cho phép nhân viên nghỉ ngày trong tuần và yêu cầu người lao động làm việc vào cuối tuần. Ngoài ra, một năm tổng số giờ làm tối đa là 2087 giờ, nếu công ty xuất khẩu lao động sắp xếp công việc cho người lao động làm việc trong khung thời gian này thì công ty sẽ không phải trả tiền tăng ca.
Chính phủ Nhật còn quy định: Người lao động nếu làm việc liên tục 6 tháng trên 80% thời gian quy định (8 tiếng/ngày) thì được nhận 10 ngày nghỉ phép có lương. Cứ tăng dần số ngày nghỉ có lương theo năm, tối đa là 20 ngày nghỉ phép 1 năm cho 1 người lao động.
– Quy định về giờ làm đêm:
Giờ làm đêm được tính từ 22 giờ tối cho đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Tổng số giờ làm việc của ca đêm (tương tự ca ngày) không được vượt quá 10 tiếng/ngày. Khi làm đêm, người lao động sẽ được hưởng mức lương cao hơn, cụ thể là tăng từ 25% đến tối đa 50% so với lương cơ bản.
– Quy định về giờ làm thêm:
Giờ làm thêm được tính là thời gian sau khung giờ lao động bình thường, và những ngày nghỉ trong tuần hoặc lễ, tết… theo quy định của Chính Phủ. Mức lương dành cho những lao động làm việc ngoài giờ như thế này cao hơn bình thường rất nhiều, nên nhiều bạn muốn tận dụng cơ hội này để tăng thêm thu nhập, từ đó dẫn đến làm việc quá sức.
Do đó, với vấn đề làm thêm, Chính Phủ Nhật Bản có những quy định cụ thể như sau:
+ Thời gian làm thêm của người lao động không được quá 50% thời gian làm việc bình thường trong ngày. Tổng thời gian làm việc bao gồm số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm tối đa là 12 giờ/ngày đối với cả ngày thường và ngày lễ.
+ Người lao động không được làm thêm 1 tháng quá 45 tiếng và 1 năm quá 360 tiếng.
+ Nếu người lao động làm quá 8h/ngày và làm vào ngày nghỉ thì mức lương được nhận phải tăng tối thiểu 25% và không vượt quá 50% lương cơ bản.
2. Quy định về thời gian nghỉ ngơi dành cho các thực tập sinh Nhật Bản
Trong quá trình làm việc, mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi, các thực tập sinh nói riêng và người lao động nói chung cần có thời gian để nghỉ ngơi và khôi phục lại sức khỏe sau thời gian làm việc vất vả.
– Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc dành cho người lao động:
Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Chính Phủ Nhật Bản quy định, một công ty phải cho phép người lao động, trong giờ làm việc, nghỉ ngơi ít nhất 45 phút nếu số giờ làm việc mỗi ngày vượt quá 6 giờ và ít nhất 60 phút nếu vượt quá 8 giờ.
– Số ngày nghỉ phép năm:
Đây là ngày nghỉ mà người lao động vẫn được nhận lương, là quyền lợi cơ bản của mỗi một đối tượng lao động mà các bạn cần nắm rõ.
Một người lao động đã làm việc liên tục trong 6 tháng và đi làm ít nhất 80% tổng số ngày làm việc có thể được nghỉ phép có lương hàng năm 10 ngày.
Hơn nữa, khi số năm phục vụ của người lao động tăng lên, số ngày nghỉ có lương mà người này có thể hưởng hàng năm sẽ tăng lên miễn là người lao động đáp ứng điều kiện đi làm ít nhất 80% số ngày làm việc (số ngày nghỉ phép nhiều nhất là 20 ngày).
Bên cạnh đó, những đối tượng như lao động phái cử và lao động bán thời gian, mặc dù họ có hình thức lao động khác với lao động chính quy, sẽ được cho phép cùng số ngày nghỉ như nhân viên thường xuyên, miễn là họ: Đã làm việc liên tục trong 6 tháng, đi làm ít nhất 80% số ngày làm việc, làm việc ít nhất 5 ngày một tuần hoặc 217 ngày một năm.
Ngay cả trong trường hợp họ chỉ làm việc 4 ngày một tuần hoặc ít hơn hoặc 216 ngày một năm hoặc ít hơn, họ sẽ được nghỉ phép có lương tương đương với nhân viên bình thường, nếu thời gian làm việc theo quy định của họ ít nhất là 30 giờ một tuần.
Người lao động có thời gian làm việc theo hợp đồng là 4 ngày một tuần hoặc ít hơn hoặc 216 ngày một năm hoặc ít hơn, và có thời gian làm việc theo hợp đồng dưới 30 giờ một tuần, được nghỉ phép có lương tương ứng với số ngày làm việc.
Đây là những thông tin cơ bản về quy định thời gian làm việc cho người lao động ở Nhật Bản. Nếu bạn nào đã và đang chuẩn bị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể tham khảo những thông tin này nhé. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích.
Cám ơn các bạn vì đã quan tâm đến bài viết.